Người bệnh vẩy nến cần loại bỏ bánh mỳ khỏi thực đơn vì lý do này

Vẩy nến là căn bệnh viêm da mạn tính khó chữa và rất dễ tái phát. Việc điều trị bệnh vẩy nến hiện nay chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng vẩy nến và hạn chế bệnh quay trở lại bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đăc biệt, người bệnh vẩy nến cần loại bỏ bánh mỳ khỏi thực đơn hàng ngày vì chúng có thể làm tăng tình trạng viêm, khiến bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng hơn.

Vì sao người bệnh vẩy nến cần loại bỏ bánh mỳ khỏi thực đơn hàng ngày?

Tổn thương bệnh vẩy nến được biểu hiện bởi các mảng da đỏ, dày, sần sùi, có ranh giới rõ ràng với lớp vảy sừng màu trắng bạc có thể bong ra như vảy nến. Hiện nay, bệnh vẩy nến vẫn chưa có thuốc đặc trị dứt điểm. Phương pháp điều trị chủ yếu là cải thiện các triệu chứng vẩy nến và kiểm soát bệnh, phòng ngừa tái phát bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học, phù hợp. Theo đó, chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong điều trị bệnh vảy nến. Theo BS Nguyễn Trọng Hào (Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM) cho biết, người bị vẩy nến không nên ăn các thực phẩm chứa Gluten.

 

Gluten là tên gọi chung của một hỗn hợp bao gồm 2 chất là Gliadin và Glutenin. Gluten thường được tìm thấy trong thực phẩm và ít có mặt trong thịt. Gluten có khả năng làm tăng các phản ứng miễn dịch, kích hoạt các phản ứng viêm trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe. Ở những người không dung nạp  với Gluten thì hấp thu chất này có thể dẫn đến các bệnh tự miễn như bệnh vảy nến, viêm da cơ địa hay bệnh Celiac…

 

Quay trở lại vấn đề vì sao người bị vẩy nến không nên sử dụng bánh mì. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, bánh mì là loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên, bánh mì lại có hàm lượng gluten cực kỳ cao. Những người đã bị vẩy nến, nếu ăn bánh mì sẽ làm kích thích các triệu chứng vẩy nến tái phát hoặc khiến các tổn thương da trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn. Do đó, các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh vảy nến không nên ăn các thực phẩm giàu Gluten, cụ thể không được ăn bánh mì là vậy.

 

Đọc thêm: Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

 

**Một số thực phẩm chứa gluten mà bệnh nhân vẩy nến cần tránh

Ngoài bánh mì, một số thực phẩm sau đây có chứa hàm lượng gluten cao mà người bị vẩy nến nên loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày để kiểm soát bệnh tốt hơn:

 

** Thực phẩm có lợi mà người bị vẩy nến cần bổ sung

Thay vì sử dụng các thực phẩm chứa gluten như bánh mì, lúa mì… các bệnh nhân vẩy nến nên thực hiện chế độ ăn không gluten để bảo vệ và cải thiện sức khỏe. Người bệnh hãy thay thế các thực phẩm giàu gluten bằng các nhóm thực phẩm dưới đây:

 

– Thực phẩm giàu axit béo Omega-3: Axit béo Omega-3 có khả năng giảm các phản ứng viêm trong cơ thể và cải thiện tình trạng vảy nến tích cực. Các loại cá như các hồi, cá mòi, cá thu; hạt lanh, hạt hướng dương, hạt mè, óc chó… thường chứa nhiều axit béo Omega-3.

– Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự hình thành leukotriene – thủ phạm khiến vảy nến nặng hơn. Cất chống oxy hóa thường có trong các  loại trái cây như nho, bưởi, mơ, các loại đậu, quế, gừng…

– Thực phẩm giàu Beta carotene: Beta carotene là tiền vitamin A giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Nó có nhiều trong các loại rau củ quả có màu đỏ cam vàng như cà rốt, cà chua, khoai lang, bí đỏ, ớt chuông, đu đủ, xoài; các loại lá màu xanh thẫm, rau diếp…

– Thực phẩm chứa Folate: Folate tham gia vào quá trình phân chia tế bào, tái tạo các tế bào da mới khỏe mạnh. Folate có trong đậu lăng, đậu Hà Lan, cây bông cải xanh, cải bắp, giá…

– Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, chữa lành vết thương. Kẽm có nhiều trong các loại cua, sò, ngũ cốc, bí ngô, hạt mè, hạt bí, rau chân vịt, hạt điều, hạnh nhân…

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: