• Phone: 02353.815.000
  • Hotline:02353.815.000
  • Giám đốc:

Bệnh vảy nến là gì? Những điều cần biết về bệnh vảy nến

  • PDF.

Bệnh vảy nến là tình trạng viêm da cấp hoặc mãn tính, xuất hiện thương tổn trên da với dấu hiệu cơ bản vùng da bị tổn thương đỏ rát có ranh giới rõ ràng. Da dày lên, sần sùi, có vảy trắng đục như sáp nến  gây bỏng rát, châm chích, đôi khi gây ngứa. 

 

Nếu bị nặng trên da sẽ xuất hiện nhiều mụn nước có mủ, đỏ da toàn thân. Thông thường vảy nến chỉ xuất hiện ở 1 số vùng da đầu, khuỷu tay, lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, móng tay…

 

bệnh vảy nến là gì

Bệnh vảy nến là gì? Tổng quan về  bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là gì? Phải làm sao để trị hết được bệnh vảy nến là câu hỏi của rất nhiều người. Để tìm hiểu rõ và sâu hơn căn bệnh trước tiên chúng ta cần tìm hiểu các yếu tố làm bùng phát căn bệnh.

Các yếu tố khởi phát bệnh vảy nến

Yếu tố di truyền: Chủ yếu gặp ở nhóm khởi phát sớm (độ tuổi từ 16 đến 22) khi bị bệnh trong giai đoạn này bệnh thường diễn ra dai dẳng, bất thường, nhiều biến chứng.

Yếu tố ngoại sinh: chấn thương, stress, nhiễm trùng, lạm dụng thuốc, bỏng nắng, thời tiết

 >> Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Biểu hiệu nhận biết bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có 8 thể khác nhau: Mỗi loại đều có những dấu hiệu riêng của nó. Một số biểu hiện chung:

  • Trên da: Xuất hiện những mảng đỏ trên da có ranh giới rõ ràng. Vùng da này từ từ khô cứng, dày lên, bong tróc, có vảy trắng. Có nhiều bệnh nhân bị ở vùng da sau đầu nên khi bệnh khởi phát không nhân ra chỉ đến khi bị nặng có dấu hiệu đau rát mới phát hiện. Trên vùng da bị đỏ rát sẽ xuất hiện mụn mủ khô, khi thời tiết khô hanh vùng da này sẽ nứt nẻ, chảy máu gây đau đớn.

  • Trên móng: Trên bề móng xuất hiện nhiều lỗ nhỏ, vết lõm, đôi khi chuyển sang màu vàng và dày cộm, 1 số trường hợp bị hư toàn bộ móng.

  • Các khớp: Đôi khi ở các khớp gối hoặc khớp tay bị vảy nến dần dần dẫn tới viêm khớp gây đau và biến dạng khớp khiến người bệnh khó vận động.

Phác đồ điều trị Bệnh vảy nến

Điều trị vảy nến bằng thuốc

Sử dụng các loại thuốc: Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da được nhiều người sử dụng như retinoid, hắc ín,ức chế calcineurin, anthralin và acid salicylic, dẫn xuất vitamin D3, corticosteroid…Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này cũng cần có sự chỉ định của các bác sĩ.

  • Thuốc mỡ corticoid có khá nhiều ưu điểm, nhanh lành thương tổn, tuy nhiên thuốc này có 1 số tác dụng phụ như giãn da, nổi trứng cá, sử dụng nhiều sẽ bị lờn thuốc.

  • Thuốc mỡ Daivonex: giúp ức chế sản sinh tế bào sừng, giảm sự bong tróc.

  • Hắc ín dạng shampoo: Thường sử dụng cho vùng da bị tổn thương ở đầu, thuốc này dùng hàng ngày để điều trị hoặc sử dụng dạng  nizoral shampoo 1 tuần sử dụng 2 lần.

  • Hydvocortion, desonid, calcipotrien dạng kem: Thuốc này điều trị cho vảy nến thể đảo ngược.

Trường hợp bị tổn thương da, vảy nến nặng thì sử dụng:

Methotrexate, Vitamin A liều cao, retinoid, cyclosporine, sulfasalazine

Dùng thuốc sinh học

Một số loại thuốc như: Alefaceft, Adalimunab, Efalizumab, Etanerceft, Pimecrolimus , Rosiglitazone, Infliximab, Tazarotene. Các loại thuốc này rất đắt tiền giúp ức chế 1 số thành phần trong hệ miễn dịch,có một số loại đất nước ta chưa bán.

 

>>Tham khảo thêm: Thuốc điều trị vảy nến mới nhất của thế giới

Điều trị Bệnh vảy nến bằng quang trị liệu

  • Có thể tắm biển, phơi nắng hoặc chiếu tia cực tím

  • Sử dụng các tia UVA, UVB hoặc laser chiếu lên da để phá hủy các DNA trong tế bào. Phương pháp này chiếu 3 tia/1 tuần.

  • Sử dụng phương pháp PUVA: Chiếu tia cực tím sóng A – các tia cực tím có bước sóng 320 đến 400nm. Điều trị trong 6 tuần. Khi sử dụng phương pháp này cần uống kết hợp với các loại thuốc như methotrexat hoặc etretinat.

Bệnh vảy nến – Phương pháp phòng tránh

Uống nhiều nước: Hàng ngày hãy uống đủ 8 lít nước giúp thanh lọc cơ thể, giữ ẩm cho da. Da khô ráp là 1 trong những điều kiện dễ dẫn tới bệnh vay nến. Ngoài ra nên uống nhiều nước ép trái cây để cung cấp vitamin cho cơ thể, các loại trái cây giàu viatmin A, vitamin C như được coi như 1 chất miễn dịch tuyệt vời cho da giúp da chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

benh-vay-nen-la-gi-3

 

Tránh để da bị tổn thương: Những vết trầy xước trên da vi khuẩn dễ xâm nhập gây dị ứng, mẩn đỏ từ đó dần dần hình thành vảy nến.

Chế độ ăn: Tránh ăn những thức ăn béo, các thức uống có cồn thay vào đó hãy sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều omega 3 và acid folic.

Không có phương pháp phòng ngừa vảy nến nào hiệu quả 100% bởi bệnh có tính di truyền. Tuy nhiên việc thực hiện các phương pháp ở trên cũng làm giảm đi phần nào khả năng mắc bệnh đồng thời ngăn bệnh tái phát lại.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân vảy nến

Những việc cần làm

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của các bác sĩ da liễu

  • Nếu đã trót mua sử dụng 1 số loại thuốc trước đó thì cần ghi lại, thông báo chi tiết loại thuốc đó cho bác sĩ biết

  • Mỗi sáng nên phơi nắng khoảng 10 đến 15 phút

  • Vệ sinh vùng da bị vảy nến sạch sẽ

  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

Những điều cần tránh

  • Tự ý mua thuốc sử dụng, mua các loại thuốc chứa corticosteroid.

  • Đổi thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc không thông báo với bác sĩ

 

>> Đọc thêm: Bệnh vảy nến nên kiêng gì 

Cần xác định rõ bản thân có phải mắc bệnh vảy nến hay không?

 

Khi đã rõ bệnh vảy nến là gì rồi không có nghĩa là bạn đã biết rõ mình có mắc bệnh hay không bởi bệnh vảy nến thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da thông thường khác khác chẳng hạn như á sừng…Muốn biết chính xác bệnh chỉ có 1 cách duy nhất là thăm khám. 

 

Bệnh vảy nến có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn những bệnh ngoài da khác vì dễ xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng da, viêm khớp, bệnh tim mạch. Vì vậy khi nghi ngờ mình có dấu hiệu bị vảy nến cần đi thăm khám càng sớm càng tốt.

 

Nguồn: https://vimed.org/



Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:26

You are here Tin tức Thông tin y học Bệnh vảy nến là gì? Những điều cần biết về bệnh vảy nến