Các triệu chứng của bệnh Eczema khá tương tự với những bệnh ngoài da thương gặp khác. Ở các giai đoạn phát triển bệnh có những triệu chứng và biểu hiện khác nhau tùy thuộc cơ địa và khả năng miễn dịch của mỗi người. Mặc khác ở những độ tuổi khác nhau bệnh eczema cũng có những biểu hiện đặc trưng cụ thể riêng.
Vậy những triệu chứng của bệnh Eczema là gì? Sau đây là các triệu chứng điển hình của bệnh Eczema và cách phòng tránh bệnh eczema hiệu quả
Triệu chứng của bệnh Eczema qua các giai đoạn
Tương tự như các bệnh ngoài da khác, Eczema (hay bệnh tổ đĩa) có các dấu hiệu tương đối giống nhau nhưng cũng có những khác biệt riêng. Bệnh chàm Eczema thường có chu kỳ bao gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn ngứa, ửng đỏ
Bệnh nhân khi mới phát bệnh Eczema thường có các dấu hiệu điển hình là ngứa da. Cơn ngứa sẽ tăng dần khiến cho bệnh nhân gãi nhiều hơn. Tuy nhiên hành động gãi có thể khiến cho da bị xay xát gây ra tình trạng tổn thương da, xuất hiện màng đỏ.
Giai đoạn mụn nước
Sau khi xuất hiện giai đoạn ngứa, da sẽ xuất hiện các mụn nước sau đó. Các mụn nước trên da có thể xuất hiện rải rác cũng có khi xuất hiện dày đặc tạo ra các mụn nước lớn. Những mụn nước thường nằm trong lớp da dày. Chính vì thế chúng sẽ gây ra những tổn thương lớn và gây đau đớn cho bệnh nhân khi bị vỡ ra.
Giai đoạn chàm (đóng vảy tiết)
Khi bị vỡ ra do bệnh nhân gãi hoặc các tác động từ bên ngoài, mụn nước sẽ gây ra những tổn thương trên da. Những vết này rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng và loét trên da. Khi những vết thương này khô đi sau vài ngày, các dịch nước vàng sẽ đọng lại và hình thành các vảy vàng trên da bệnh nhân. Những vảy này gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho người bệnh.
Giai đoạn bong da và lên da non
Sau khi dịch nhầy và huyết tương khô lại thành các vảy vàng, chúng sẽ từ từ khô và bong ra thành từng mảng. Khi bong da, chúng sẽ để lại trên da bệnh nhân một lớp da nôn nhẵn bóng hơi sẫm màu. Nền da hơi chai và dày hơn những vùng da khác.
Giai đọan Lichen hóa (giai đoạn hằn cổ trâu)
Khi bệnh Eczema tiến triển lâu ngày, da sẽ càng dày và sẫm màu. Sờ lên bề mặt da có cảm giác thô ráp, sần sùi. Chạm vào nền da thấy cứng và cộm. Da xuất hiện các lằn da nổi rõ rệt. Đây gọi là giai đoạn lichen hóa.
Triệu chứng của bệnh Eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Trẻ sơ sinh chiếm 15% trong số các ca nhiễm Eczema. Khi bị Eczema, da của trẻ sơ sinh thường nổi các mảng đỏ. Những mảng này khi sờ vào thấy khô hơn da bình thường. Vùng da này thường nhạy cảm với các yếu tố như xà phòng, nước giặt, nước xả, nước hoa… Khi bệnh tiến triển nặng những vùng da này sẽ trở nên viêm tấy và ứ nước gây lở loét rất khó chịu cho trẻ
Trẻ thường quấy khóc, gãi, bứt rứt, khó chịu, khó ngủ. Tuy nhiên không nên để bé gãi vì điều này sẽ khiến cho da của trẻ tổn thương nhiều hơn. Eczema ở trẻ sơ sinh thường khởi phát ở mặt, trán, da đầu và cổ… Mặt sau khuỷu tay và đầu gối cũng có thể bị ảnh hưởng ở một số trẻ.
Triệu chứng của bệnh Eczema ở người lớn
Người lớn tuổi, khả năng hồi phục da kém hơn so với khi còn trẻ. Chính vì vậy khi mắc phải Eczema thường có cảm giác khó chịu, mất ngủ. Những bong tróc trên da do bệnh Eczema khó lành hơn. Thời gian chu kỳ của các giai đoạn cũng kéo dài. Với bệnh nhân cao tuổi, tình trạng dày sừng, liken hóa xuất hiện nặng hơn.
Sự lặp đi lặp lại của các giai đoạn bệnh
Eczema là một bệnh ngoài da mãn tính. Bệnh có thể phát nặng hoặc đan xen từng đợt. Những giai đoạn của bệnh Eczema thường lặp đi lặp lại, có thể xen kẽ và lồng vào nhau. Tuy vậy, ngứa vẫn là triệu chứng bệnh xuyên suốt nhất của eczema. Đây cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và tồn tại dai dẳng trong quá trình phát bệnh của bệnh nhân. Ngứa được xem là triệu chứng điển hình của bệnh, bệnh nhân càng gãi, cơn ngứa càng kéo dài. Gãi còn ảnh hưởng xấu hơn đến tình trạng bệnh.
Cách phòng bệnh Eczema
Eczema là bệnh lý mãn tính, thường lặp lại theo chu kỳ. Để phòng ngừa và điều trị bệnh Eczema bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
-
Tránh các thực phẩm lạ nếu cơ địa dễ bị dị ứng. Bạn có thể lên danh sách các thực phẩm mà mình có tiền sử dị ứng để phòng tránh.
-
Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể và bài trừ độc tố. Nên dùng từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
-
Bổ sung các loại thực phẩm có tính mát vào bữa ăn hàng ngày: trái cây, rau củ tươi.
-
Hạn chế những thực phẩm chiên xào, những thực phẩm cay nóng.
-
Giữ da sạch sẽ, thoáng mát và vệ sinh da thường xuyên.
-
Khi bị Eczema cần thăm khám và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên để có biện pháp kiểm soát bệnh.
Eczema là bệnh da liễu mãn tính, bệnh có nhiều nguyên nhân phức tạp gây ra. Do đó để tránh những ảnh hưởng của bệnh cần kiên trì thực hiện các biện pháp kiểm soát bệnh. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe và tinh thần lạc quan.
Nguồn: https://vcep.vn/
- 30/03/2014 15:46 - Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở nữ giới
- 30/03/2014 15:45 - Bệnh trĩ là gì? Các câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ
- 30/03/2014 15:44 - Bệnh trĩ ngoại là gì? Biểu hiện và cách điều trị
- 30/03/2014 15:42 - Bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì để bệnh không nặ…
- 30/03/2014 15:40 - Trĩ nội khác trĩ ngoại như thế nào? Loại nào nặng …
- 02/03/2014 13:45 - Các triệu chứng của bệnh á sừng và cách nhận biết
- 02/03/2014 13:40 - Các triệu chứng thường gặp của bệnh tổ đỉa
- 02/03/2014 13:36 - Bệnh vảy nến là gì? Những điều cần biết về bệnh vả…
- 02/03/2014 13:34 - Các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết cần biết
- 02/03/2014 13:33 - Một số bài tập yoga hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đ…