• Phone: 02353.815.000
  • Hotline:02353.815.000
  • Giám đốc:

Tin tức – sự kiện

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn [Những điều cần biết]

  • PDF.

Viêm da cơ địa là bệnh phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Riêng viêm da cơ địa ở người lớn là căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng thường kéo dài dai dẳng, khó chữa dứt điểm khiến cho cuộc sống của bệnh nhân gặp nhiều xáo trộn.

 

Khảo sát trên thế giới, tỉ lệ người trưởng thành mắc viêm da cơ địa chiếm từ 1 – 3% dân số. Hầu hết các trường hợp này đều đã có dấu hiệu bệnh từ tuổi ấu thơ nhưng kéo dài đến lúc trưởng thành. Một số ít bùng phát vào giai đoạn trưởng thành nhưng rất hiếm gặp. Việc hiểu về bệnh viêm da cơ địa

bệnh viêm da cơ địa ở người lớnTìm hiểu về bệnh viêm da cơ địa ở người lớn

1. Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn là gì?

Viêm da cơ địa ở người lớn thường tiến triển từ giai đoạn ấu thơ kéo dài đến giai đoạn trưởng thành. Đây là bệnh ngoài da dễ tiến triển sang mãn tính, có khả năng tái phát nhiều lần. So với viêm da cơ địa ở trẻ em, viêm da cơ địa ở người lớn thường là tổn thương mãn tính.

1. Nhận diện các dấu hiệu viêm da cơ địa ở người lớn

Viêm da cơ địa ở người lớn có một số dấu hiệu giống với nhiều bệnh ngoài da khác. Tuy nhiên, tình trạng bệnh cũng có những đặc điểm riêng biệt, không nhầm lẫn. Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn chủ yếu gây ra các dấu hiệu như:

  • Dày da, thâm da, dấu hiệu liken hoá do viêm da mãn tính.

  • Xuất hiện các đợt ngứa xuyên suốt và kéo dài trong thời gian bùng phát bệnh.

  • Bệnh nhân có thể có các mảng đỏ lan rộng trên da, đôi khi những mảng này không có ranh giới rõ ràng.

  • Đôi khi trên da của bệnh nhân có các đám ban đỏ hình tròn.

  • Da có thể bị khô và bong tróc.

  • Một số trường hợp còn có thể viêm, có mụn nước, chảy dịch.

Vị trí chủ yếu xuất hiện thương tổn thường khu trú ở những vùng da như khoeo chân, khuỷu tay, có thể xuất hiện đối xứng. Ngoài các dấu hiệu ngoài da, bệnh nhân thường kèm theo bị các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn.

dấu hiệu viêm da cơ địa ở người lớnDấu hiệu viêm da cơ địa ở người lớn

 

Đọc thêm: Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

2. Những nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở người lớn

Viêm da cơ địa ở người lớn có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, điển hình là một số yếu tố trong sinh hoạt, công việc và cuộc sống như:

  • Phản ứng của da với các loại mỹ phẩm, hóa chất, các sản phẩm hóa học dùng trong sinh hoạt, công nghiệp,…

  • Da bị kích ứng bởi các loại thực phẩm sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là những loại thực phẩm mà trước đây cơ địa bệnh nhân đã từng bị kích ứng.

  • Các yếu tố có liên quan đến khí hậu, thời tiết,… làm ảnh hưởng đến da, đặc biệt là yếu tố độ ẩm, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

  • Ảnh hưởng của các loại vi khuẩn, bụi bẩn trong môi trường có tác động lên da. Sự xâm nhập của các loại vi khuẩn này có thể gây ra tình tình trạng nhiễm khuẩn.

II. Chẩn đoán và điều trị viêm da cơ địa

1. Chẩn đoán viêm da cơ địa

Chẩn đoán xác định

Đối với bệnh viêm da cơ địa ở người lớn, việc chẩn đoán xác định có thể dựa vào các triệu chứng xuất hiện ở từng giai đoạn của bệnh. Việc chẩn đoán xác định viêm da cơ địa có thể dựa vào các yếu tố như:

  • Giai đoạn mới phát bệnh có các biểu hiện ngoài da là các đám da đỏ kèm theo ngứa da bứt dứt, vùng đỏ ranh giới không rõ ràng.

  • Giai đoạn viêm da cơ địa phát triển thường đặc trưng với các sẩn đỏ dần hình thành mụn nước tiết dịch. Dấu hiệu ngoài da của bệnh nhân có các dấu hiệu phù nề chảy dịch kèm theo đóng vảy và khô lại. Bệnh cũng có thể xuất hiện lan rộng và chuyển thành bội nhiễm.

  • Giai đoạn viêm da cơ địa mãn tính thường biểu hiện với dấu hiệu sẫm và dày da. Các dấu hiệu viêm da cơ địa mãn tính thường có ranh giới rõ ràng với vùng da khác. Trong giai đoạn mãn tính, bệnh cũng có thể gây nứt gây đau rát, phù và tiết dịch liên tục.

thăm khám viêm da cơ địaThăm khám sớm viêm da cơ địa

Chẩn đoán phân biệt

Do viêm da cơ địa là bệnh ngoài da có các biểu hiện khá giống với nhiều chứng bệnh ngoài da khác như bệnh ghẻ, hắc lào và bệnh tổ đỉa. Do đó để xác định chính xác bệnh viêm da cơ địa, bác sĩ cũng có thể thực hiện chẩn đoán phân biết để tránh nhầm lẫn. Bệnh viêm da cơ địa sẽ không có những đặc điểm như có luống ghẻ khều được cái ghẻ (bệnh ghẻ), không có mụn nước dày đặc tập trung vùng rìa ngón tay, ngón chân (bệnh tổ đỉa), không có các thương tổn hình bầu dục, đồng tiền (bệnh hắc lào).

2. Điều trị viêm da cơ địa ở người lớn

Trong điều trị viêm da cơ địa ở người lớn, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định những biện pháp riêng biệt để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thông thường, trong điều trị viêm da cơ địa ở người lớn điều trị bằng một số phương pháp như:

  • Các loại thuốc mỡ, thuốc kem có tác dụng dưỡng ẩm, giúp hạn chế tình trạng khô da, giảm khô ngứa và bong tróc. tuy các loại thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm không phải là thuốc điều trị chính nhưng rất cần thiết cho bệnh nhân viêm da cơ địa và một số bệnh ngoài da khác.

  • Điều trị bằng các loại thuốc bôi chứa corticosteroid, fluticasone, betamethasone, clobetasone. Nhóm thuốc này có tác dụng kháng viêm giảm ngứa với tác dụng mạnh. Mặc dù là nhóm thuốc điều trị chính tuy nhiên nếu dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ như teo da, gây viêm nhiễm nặng, gây lão hóa da, nổi mụn…

  •  Với những trường hợp viêm da cơ địa chuyển sang nhiễm trùng có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm tụ cầu dùng với dạng bôi hoặc dạng  uống tùy theo chỉ định của bác sĩ.

  • Ngoài một số nhóm thuốc trên, các loại thuốc kháng histamine cũng thường được sử dụng để giúp giảm ngứa do viêm da cơ địa gây ra. Từ đó giúp cho bệnh nhân giảm bớt được cảm giác khó chịu.

điều trị viêm da cơ địa ở người lớn Điều trị viêm da cơ địa ở người lớn

 3. Lưu ý khi bị viêm da cơ địa

Bên cạnh việc điều trị viêm da cơ địa, bệnh nhân cần lưu ý một số lưu ý để tránh tình trạng viêm da cơ địa tiến triển nặng hơn cũng như giảm nguy cơ tái phát bệnh. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần biết:

  • Thường xuyên vệ sinh da với nước ấm để làm giảm tình trạng khó chịu, loại bỏ các chất bẩn, vi khuẩn trên da.

  • Luôn vệ sinh quần áo, các dụng cụ sinh hoạt sạch sẽ, đặc biệt là các dụng cụ tiếp xúc với da.

  • Chọn lựa các loại trang phục phù hợp với làn da, đặc biệt là trang phục mềm mại, dịu nhẹ. Nên tránh các trang phục cứng, thấm hút kém, dễ gây ngứa.

  • Chăm sóc da với các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp, tránh để da khô, ngứa ngáy, khó chịu.

Viêm da cơ địa ở người lớn không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy không nguy hiểm nhưng bệnh lại dễ tái đi tái lại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hi vọng với một số thông tin trên, bạn có thể sớm cải thiện tình trạng bệnh của mình một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn sớm cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.

Nguồn: https://www.thuocdantoc.org/benh-viem-da-co-dia-o-nguoi-lon.html

 

Những yếu tố khiến bệnh tổ đỉa nặng thêm khó chữa khỏi

  • PDF.

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa rất lo lắng và khó chịu bởi đã điều trị trong thời gian dài nhưng không thuyên giảm bệnh. Tuy nhiên, có một số những yếu tố trong sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân ảnh hưởng đến bệnh tổ đĩa và khiến cho bệnh tiến triển dai dẳng, khó chữa dứt cũng như khiến cho bệnh tổ đỉa trở nên nặng hơn. Dưới đây là một số yếu tố mà bạn cần biết.

 

Những yếu tố khiến bệnh tổ đỉa nặng thêm-1

Bệnh tổ đỉa

6 yếu tố làm bệnh tổ đỉa nặng hơn

Trong sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày, có một số yếu tố góp phần khiến cho tình trạng bệnh tổ đỉa trở nên nghiêm trọng hơn. Trong điều trị bệnh tổ đỉa, bạn cần chú ý 10 yếu tố sau đây:

 

>> Đọc thêm: Nổi mụn nước ở tay gây ngứa là bệnh gì?

 

1.Các yếu tố tiếp xúc với da

Những yếu tố tiếp xúc với da của bạn xung quanh môi trường sống có thể khiến cho tình trạng bệnh tổ đỉa có thể trở nặng hơn. Đặc biệt là một số yếu tố liên quan đến vệ sinh như:

  • Không khí nhiều khói bụi, các loại khí thải.

  • Nguồn nước bẩn.

  • Tiếp xúc với các loại đất cát.

  • Lông động vật.

Các yếu tố tiếp xúc này có thể khiến da bị kích ứng cũng như có khả năng gây nhiễm khuẩn ngoài da rất khó chịu. Người bị bệnh tổ đỉa nên chú ý tránh xa các yếu tố này để tránh không để cho bệnh tiến triển nặng hơn.

Những yếu tố khiến bệnh tổ đỉa nặng thêm-2

Nước bẩn có thể làm nặng thêm bệnh tổ đỉa

 

2.Thời tiết, nhiệt độ

Thời tiết và nhiệt độ là yếu tố có tác động trực tiếp lên độ ẩm của da. Đặc biệt, vào giai đoạn chuyển mùa, không khí sẽ có sự thay đổi lớn về độ ẩm, khiến da dễ bị nứt nẻ, thô ráp, khó chịu và khiến cho các triệu chứng bệnh tổ đĩa trở nên trầm trọng hơn. Bảo vệ da với mũ, nón, các loại trang phục phù hợp khi đi ra ngoài là giải pháp hiệu quả nhất để giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe cho làn da.

Những yếu tố khiến bệnh tổ đỉa nặng thêm-3

Không khí hanh khô dễ làm da mất độ ẩm

 

3.Yếu tố dinh dưỡng

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa thường không chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những yếu tố tác động đến tình trạng tổ đỉa ngoài da mà bạn không nên xem thường. Khi bị tổ đỉa, bạn nên tránh:

  • Các thực phẩm mà cơ thể có tiền sử dị ứng trước đó.

  • Hạn chế các loại thực phẩm tính nhiệt.

  • Hạn chế thực phẩm tanh.

  • Kiêng các loại gia vị tính cay nóng, các chất kích thích.

  • Hạn chế các món ăn nhiều đường, các loại nước có gas,…

Những yếu tố khiến bệnh tổ đỉa nặng thêm-4

Các thực phẩm tanh dễ gây ngứa

 

4.Các chất tẩy rửa

Nhiều chất tẩy rửa thường dùng trong sinh hoạt hằng ngày như nước rửa chén, xà phòng, nước giặt, nước xả, nước lau nhà,… đều có những ảnh hưởng nhất định đến da. Bệnh nhân mắc tổ đỉa ngoài da cũng không nên xem thường vấn đề này, nên có kế hoạch bảo vệ làn da của bạn trước các yếu tố này. Tốt nhất là nên dùng găng tay khi sử dụng.

Những yếu tố khiến bệnh tổ đỉa nặng thêm-5

Khi dùng chất tẩy rửa nên bảo vệ da với găng tay

 

5.Các loại hóa mỹ phẩm

Những loại hóa mỹ phẩm chứa nhiều thành phần hóa học. Trong số đó có không ít thành phần gây ra những tác động không mong muốn cho làn da của bạn. Tốt nhất trong thời gian đang điều trị bệnh tổ đỉa, bạn nên hạn chế sử dụng các loại hóa mỹ phẩm, kể cả nước hoa.

 

6.Chú ý đến các chất liệu quần áo

Nhiều chất liệu quần áo không thoải mái có thể ảnh hưởng đến làn da của người bị tổ đỉa. Khi đang điều trị bệnh tổ đỉa, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng các loại quần áo bó sát, các chất liệu vải thô ráp.

 

Bên cạnh việc điều trị bệnh tổ đỉa, bạn cũng đừng quên chú ý đến các yếu tố có thể góp phần làm bệnh tổ đỉa tiến triển nặng hơn. Áp dụng các biện pháp kiêng cử phù hợp có thể giúp cho quá trình điều trị bệnh tổ đỉa được thuận lợi hơn, bệnh tiến triển tích cực. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

8 dạng bệnh vảy nến thường gặp và cách nhận biết

  • PDF.

8 dạng bệnh vảy nến thường gặp là Vảy nến thể ( Chấm giọt, đồng tiền, mảng, đỏ da toàn thân, khớp, mụn mũ, đảo ngược, trẻ em). Chỉ là 1 căn bệnh ngoài da nhưng lại có tận 8 thể khác nhau chính vì vậy vản nến luôn nằm trong Top những loại bệnh ngoài da khó chữa trị.

Bệnh vảy nến là căn bệnh ngoài da mãn tính, vảy nến gây nên các tổn thương cơ bản là đỏ và vẩy. Kích thước từ vài cm đến hàng chục cm, những vẩy trắng đi kèm với da mẩn đỏ. Bệnh tuy không gây nguy hiểm gì đến tính mạng nếu điều trị sớm nhưng lại gây bất tiện vô cùng trong sinh hoạt cũng như công việc. Ngoài da bệnh nếu không được điều trị kịp thời thì rất dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Nhận biết 8 dạng bệnh vảy nến thường gặp

1- Vảy nến thể Đồng tiền

Đây là thể vảy nến mọi người hay mắc phải nhất. Chúng có kích thước từ 1 cho đến 4 cm (đường kính), hình dáng tròn như đồng xu. Các thể vảy nến đồng tiền trên da có thể đếm được, đôi khi là vài chục cái, có khi hơn.

nhan-biet-8-dang-benh-vay-nen-thuong-gap-1

2- Vảy nến thể chấm giọt

Thể vảy nến này có kích thước từ 1 hoặc 2 milimet đến vài milimet (đường kính). Chúng xuất hiện rải rác khắp người, đặc biệt là ở phần nửa người trên. Khi bị thể này da sẽ bị mẩn đỏ đồng thời phủ vẩy (mỏng, có màu trắng) dễ bong tróc, khi dùng tay cạo sẽ vụn ra như phấn. Bị thể vảy nến này chủ yếu do viêm amidan (liên cầu lợn) Vì thế thể này dễ xảy ra ở trẻ em.

nhan-biet-8-dang-benh-vay-nen-thuong-gap-4

3- Vảy nến thể mảng

Bệnh thể này có hình dạng là các đám mảng lớn kích thước từ 5 cho đến 10 cm (đường kính) có khi lớn hơn. Bệnh xuất hiện ở các khu vực da hay tì đè như ngực, lưng, khuỷu tay, mặt trước cẳng chân, đầu gối… Các đám mảng này có giới hạn và cộm hơn các thể khác của vảy nến. Bệnh tiến triển dai dảng trong nhiều năm

nhan-biet-8-dang-benh-vay-nen-thuong-gap-8

.

4- Vảy nến thể đỏ da toàn thân

Đây là thể nặng của vảy nến và cũng ít gặp. Khi bị thể này người bệnh vảy nến có các dấu hiệu như da đỏ tươi toàn thân, dày cộm lên, căng- bóng da, phù nề, rớm dịch. Khắp da không có chỗ nào lành lặn. Bệnh gây nên các cơn ngứa dữ dội, nứt nẻ, rớm dịch, các nếp kẽ trên da bị loét làm cho bệnh nhân đau rát. Khi bị người bệnh còn kèm theo các triệu sốt cao, rối loạn tiêu hóa, từ từ suy kiệt và có thể dẫn đến tử vong.

nhan-biet-8-dang-benh-vay-nen-thuong-gap-7

5- Vảy nến thể khớp

Đây cùng là 1 thể nặng và ít gặp. Triệu chứng bệnh vảy nến dạng này xuất hiện ở vùng da quanh khớp, gây tổn thương nặng, xuất hiện các lớp vảy dày, gồ cao, cứng episode passes như vỏ sò. Sau đó sẽ xuất hiện tình trạng viêm các khớp, khớp bị sưng đau, khó cử động, chính vì vậy người ta còn gọi thể vảy nến này là Viêm khớp vảy nến, thấp khớp vảy nến. ( Vảy nến thường xảy ra trước khi các khớp bị tổn thương, viêm đau).

 

nhan-biet-8-dang-benh-vay-nen-thuong-gap-5

6- Vảy nến thể mủ

Chia làm 2 thể:

Mụn mủ toàn thân- Zumbusch: Có các triệu chứng lam sàn như sốt cao, da có đám đỏ và nổi chi chít mụn mủ có kích thước từ 1 cho đến 2 mm (đường kính). Khi bị thể này người bệnh có cảm giác rát bỏng, mệt mỏi, càng về sau sẽ bị róc vảy, rụng tóc, tổn thương móng.

Mụn mủ lòng bàn tay, bàn chân- Barber: Xuất hiện các mụn mủ vô khuẩn nổi giữa lòng bàn tay, bàn chân bị dày sừng. Các mụn mủ tiến triển từng đợt và kèm theo các triệu chứng như phù nề các chi, nổi hạch bẹn, sốt cao…

nhan-biet-8-dang-benh-vay-nen-thuong-gap-2

7- Vảy nến trẻ em

Thể này thường xuất hiện sau 1 đợt bị viêm đường hô hấp trên hoặc tiêm chủng ( Vì vậy bệnh thường gặp ở trẻ em hoặc how to get free robux tuổi đang lớn). Trên da xuất hiện những tổn thương, vảy mỏng rải rác toàn thân, kích thước giống như những chấm giọt.

nhan-biet-8-dang-benh-vay-nen-thuong-gap-3

8- Vảy nến thể đảo ngược

Thể này xuất hiện tại clash royale hack các vùng da như nếp kẽ nách, rốn, nép dưới ngực, nép kẽ mông, bẹn…gây ra tổn thương da, xuất hiện các mảng đỏ có giới hạn rộng hơn vị trí kẽ, đôi khi có vết nứt, vảy ẩm…

nhan-biet-8-dang-benh-vay-nen-thuong-gap-9

Tìm hiểu thêm: Bệnh vảy nến có lây không?

Đặc biệt lưu ý Bệnh vảy nến thể mủ

Đây là 1 dạng bệnh nặng và tiến triển rất phức tạp, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Các nguyên nhân cơ bản sau có thể gây nên bệnh vảy nến thể mủ: Nhiễm khuẩn đường hô hấp (do liên cầu lợn), bỏng nắng, stress… Hoặc đôi khi bị các thể vảy nến khác nhưng không điều trị kịp thời dẫn tới bị vảy nến thể mủ.

Khi bị mụn mủ, bệnh nhân sẽ bị sốt cao, sốt rét, có khi sốt lên đến 40 độ C khiến cơ thể suy sụp, nhức đầu, thở nhanh, mạch nhanh, xuất hiện hạch, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.

Cần gặp Bác sĩ

Cách tốt nhất khi nghi vấn mình bị đang bị vảy nến thì cần đi trung tâm da liễu để khám biết được thể bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp. Không nên tự ý mua thuốc bôi hoặc uống sử dụng tại nhà vì dễ khiến bệnh tiến triển nặng và khó điều trị hơn.

Nguồn: https://thuocdantoc.vn/benh/benh-vay-nen

 

Người bệnh vẩy nến cần loại bỏ bánh mỳ khỏi thực đơn vì lý do này

  • PDF.

Vẩy nến là căn bệnh viêm da mạn tính khó chữa và rất dễ tái phát. Việc điều trị bệnh vẩy nến hiện nay chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng vẩy nến và hạn chế bệnh quay trở lại bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đăc biệt, người bệnh vẩy nến cần loại bỏ bánh mỳ khỏi thực đơn hàng ngày vì chúng có thể làm tăng tình trạng viêm, khiến bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng hơn.

Vì sao người bệnh vẩy nến cần loại bỏ bánh mỳ khỏi thực đơn hàng ngày?

Tổn thương bệnh vẩy nến được biểu hiện bởi các mảng da đỏ, dày, sần sùi, có ranh giới rõ ràng với lớp vảy sừng màu trắng bạc có thể bong ra như vảy nến. Hiện nay, bệnh vẩy nến vẫn chưa có thuốc đặc trị dứt điểm. Phương pháp điều trị chủ yếu là cải thiện các triệu chứng vẩy nến và kiểm soát bệnh, phòng ngừa tái phát bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học, phù hợp. Theo đó, chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong điều trị bệnh vảy nến. Theo BS Nguyễn Trọng Hào (Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM) cho biết, người bị vẩy nến không nên ăn các thực phẩm chứa Gluten.

 

Gluten là tên gọi chung của một hỗn hợp bao gồm 2 chất là Gliadin và Glutenin. Gluten thường được tìm thấy trong thực phẩm và ít có mặt trong thịt. Gluten có khả năng làm tăng các phản ứng miễn dịch, kích hoạt các phản ứng viêm trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe. Ở những người không dung nạp  với Gluten thì hấp thu chất này có thể dẫn đến các bệnh tự miễn như bệnh vảy nến, viêm da cơ địa hay bệnh Celiac…

 

Quay trở lại vấn đề vì sao người bị vẩy nến không nên sử dụng bánh mì. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, bánh mì là loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên, bánh mì lại có hàm lượng gluten cực kỳ cao. Những người đã bị vẩy nến, nếu ăn bánh mì sẽ làm kích thích các triệu chứng vẩy nến tái phát hoặc khiến các tổn thương da trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn. Do đó, các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh vảy nến không nên ăn các thực phẩm giàu Gluten, cụ thể không được ăn bánh mì là vậy.

 

Đọc thêm: Bệnh vảy nến có tự khỏi không?

 

**Một số thực phẩm chứa gluten mà bệnh nhân vẩy nến cần tránh

Ngoài bánh mì, một số thực phẩm sau đây có chứa hàm lượng gluten cao mà người bị vẩy nến nên loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày để kiểm soát bệnh tốt hơn:

  • Lúa mì, lúa mạch đen

  • Các loại phụ gia thực phẩm

  • Bánh quy

  • Gạo, nếp

  • Khoai tây,

  • Các loại nước ngọt, chất làm ngọt

  • Các loại bánh ngọt

  • Pizza, mỳ Ý

 

** Thực phẩm có lợi mà người bị vẩy nến cần bổ sung

Thay vì sử dụng các thực phẩm chứa gluten như bánh mì, lúa mì… các bệnh nhân vẩy nến nên thực hiện chế độ ăn không gluten để bảo vệ và cải thiện sức khỏe. Người bệnh hãy thay thế các thực phẩm giàu gluten bằng các nhóm thực phẩm dưới đây:

 

– Thực phẩm giàu axit béo Omega-3: Axit béo Omega-3 có khả năng giảm các phản ứng viêm trong cơ thể và cải thiện tình trạng vảy nến tích cực. Các loại cá như các hồi, cá mòi, cá thu; hạt lanh, hạt hướng dương, hạt mè, óc chó… thường chứa nhiều axit béo Omega-3.

– Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự hình thành leukotriene – thủ phạm khiến vảy nến nặng hơn. Cất chống oxy hóa thường có trong các  loại trái cây như nho, bưởi, mơ, các loại đậu, quế, gừng…

– Thực phẩm giàu Beta carotene: Beta carotene là tiền vitamin A giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Nó có nhiều trong các loại rau củ quả có màu đỏ cam vàng như cà rốt, cà chua, khoai lang, bí đỏ, ớt chuông, đu đủ, xoài; các loại lá màu xanh thẫm, rau diếp…

– Thực phẩm chứa Folate: Folate tham gia vào quá trình phân chia tế bào, tái tạo các tế bào da mới khỏe mạnh. Folate có trong đậu lăng, đậu Hà Lan, cây bông cải xanh, cải bắp, giá…

– Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, chữa lành vết thương. Kẽm có nhiều trong các loại cua, sò, ngũ cốc, bí ngô, hạt mè, hạt bí, rau chân vịt, hạt điều, hạnh nhân…

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Các nguyên nhân khiến viêm họng kéo dài không khỏi

  • PDF.

Điều trị bệnh viêm họng không khó. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị viêm họng kéo dài mãi không khỏi ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và chữa trị khó khăn. Theo Bs Hà Anh: Cần xác định chính xác nguyên nhân khiến viêm họng kéo dài mới có phác đồ điều trị hiệu quả.

 

Viêm họng là căn bệnh viêm đường hô hấp thường gặp, việc điều trị không hề khó khăn: Nếu nguyên nhân do virus chỉ cần điều trị triệu chứng và nghỉ ngơi, còn viêm họng do vi khuẩn thì cần thiết phải dùng kháng sinh. Song không ít người bệnh viêm họng lại phải ‘sống chung’ với triệu chứng viêm họng: Ngứa họng, đau rát họng, họng khô khốc, ho,… kéo dài. Vì sao vậy?

  

Theo Bs Hà Anh – người có hơn 8 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh về Tai mũi họng: Viêm họng kéo dài là tình trạng nhiều người mắc phải. Về lâu dài bệnh tiến triển thành viêm họng mãn tính và rất hay tái phát. Bên cạnh đó, chúng còn tạo cơ hội để các căn bệnh về đường hô hấp khác như: Viêm amidan, viêm tai giữa,… có thể dễ dàng biểu hiện. Có rất nhiều nguyên nhân khiến viêm họng chữa mãi không khỏi. Có thể kể đến:

4 nguyên nhân khiến viêm họng kéo dài không khỏi

1 – Niêm mạc họng yếu và sức đề kháng suy giảm:

Rất nhiều người niêm mạc họng yếu nên dễ bị các tác nhân như: Nấm, virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Nếu cộng với sức đề kháng giảm, thì không riêng gì viêm họng mà nhiều căn bệnh khác cũng có cơ hội biểu hiện.

Do đó, việc bảo vệ cổ họng khỏi khói bụi, hóa chất, môi trường ô nhiễm, không khí lạnh ẩm,.. và có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tăng cường tập luyện là điều nên làm nếu không muốn triệu chứng viêm họng ‘làm phiền’ mãi.

2 – Lạm dụng kháng sinh:

Không phải cứ bị bệnh là tìm đến thuốc và viêm họng cũng vậy. Duy chỉ có viêm họng có bằng chứng nhiễm khuẩn, do vi khuẩn gây ra mới cần dùng kháng sinh. Nếu lạm dụng thuốc chữa viêm họng, dùng tùy tiện, dùng trong thời gian dài,… dễ gây ra tình trạng nhờn thuốc và suy giảm sức đề kháng. Về sau viêm họng thường xuyên tái phát và việc dùng kháng sinh cũng không mang lại hiệu quả.

 

>> Đọc thêm: Viêm họng nên uống thuốc gì?

3 – Dùng thuốc chưa đủ liều:

Viêm họng thường xuyên tái phát có thể do dùng thuốc không đúng liều lượng bác sĩ chỉ định. Khi tác nhân gây bệnh chưa được tiêu diệt, thì triệu chứng bệnh tái diễn thường xuyên là điều dễ hiểu.

4 – Điều trị không đúng nguyên nhân:

Dịch mủ trong trường hợp viêm xoang, viêm mũi dị ứng chảy xuống cổ họng có thể gây viêm họng và khiến viêm họng liên tục tái phát. Do đó, nếu người bệnh mắc cùng lúc viêm họng và bệnh đường hô hấp khác thì nên chú ý điều trị kết hợp, kiểm soát tốt các dị nguyên. Có như vậy viêm họng mới được điều trị hiệu quả được.

 

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý: Có nhiều bệnh nhân bị viêm họng là do trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh lý này khiến dịch dạ dày trào ngược lên vùng miệng họng, thường vào ban đêm khi ngủ; sáng hôm sau khi thức dậy bạn sẽ thấy cổ họng khô khốc và đau rát khó chịu. Nếu bệnh trào ngược dạ dày không được chữa khỏi thì bệnh viêm họng cũng vì thế mà kéo dài.

 

Cũng theo Bs Hà Anh:  Nếu nhận thấy triệu chứng viêm họng không nên tự ý dùng thuốc chữa; hoặc nếu ‘chẳng may’ bị viêm họng lâu ngày không khỏi cũng nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Sau khi xác định được căn nguyên, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Việc cần làm là tuân thủ đúng chỉ định và những lời khuyên hữu ích khác.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

You are here Tin tức