• Phone: 02353.815.000
  • Hotline:02353.815.000
  • Giám đốc:

Thông tin y học

THUỐC KHÁNG SINH - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

  • PDF.

THUỐC KHÁNG SINH-NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

 I. THẾ NÀO LÀ KHÁNG SINH:

Kháng sinh lần đầu tiên được biết đến vào năm 1928 với việc phát hiện ra Penicillin của Alexander Fleming và năm 1935 với việc phát hiện ra Sulfamid của Domagk.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 04 Tháng 11 2015 15:30

Tỏi đen là gì?

  • PDF.

TÌM HIỂU XEM TỎI ĐEN LÀ GÌ?

Tỏi đen được xem như là thần dược “Chữa bách bệnh”. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa thật sự hiểu rõ được tỏi đen là gì? Nguồn gốc tỏi đen là từ đâu và tại sao nó được gọi là tỏi đen?

Ngay bây giờ chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này, Tỏi đen là quá trình lên men từ tỏi tươi, bạn hãy xem hình ảnh về tỏi tươi từ lý sơn

Hình ảnh Tỏi Tươi từ Lý Sơn

Quá trình lên men trong điều kiện nhiệt độ từ 20 – 90 độ C, độ ẩm từ 50 – 100% từ 45 – 60 ngày theo công nghệ của Nhật Bản, từ tỏi tươi thành tỏi đen, quá trình lên men này giúp Tỏi tươi có thêm nhiều chất dinh dưỡng.

Tỏi đen là 1 thần dược được thiên nhiên ban tặng cho loài người, tỏi đen là sản phẩm rất phổ biến trong các bữa ăn của gia đình ở các nước như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật bản, Trung Quốc, Singapore,… Còn ở Việt Nam cũng xuất hiện hơn 5 năm tuy nhiên vẫn còn ít người biết về Tỏi đen.

Hình ảnh Tỏi đen sau khi lên men

Tỏi đen có rất nhiều công dụng, như chúng ta biết Tỏi tươi đã có nhiều chất miễn dịch giúp phòng chóng các bệnh về cảm cúm, ung thư,….. và tăng cường sức khỏe

Tỏi đen là sản phẩm có chất dinh dưỡng cao hơn nhiều so với Tỏi tươi, đặc biệt đối với Tỏi cô đơn chất dinh dưỡng càng cao hơn nữa, vì vậy Tỏi đen cô đơn là sản phẩm khá hiếm không phải dễ mua.

Tỏi đen có công dụng điều bị bệnh ung thư, mỡ máu, bệnh tiểu đường, ổn định huyết áp, tăng cường khả năng sinh lý cho vợ chồng, chữa hết bệnh tê tay ở phụ nữ sau khi sinh con,…. Xem thêm tại đây

Vì vậy Tỏi đen là món ăn không thể thiếu trong gia đình của bạn, bạn còn chờ gì nữa hãy gọi ngay cho chúng tôi 0909 079 343 để được mua tỏi đen cô đơn

Xem thêm

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 30 Tháng 9 2016 14:50

Các dạng nổi mề đay thường gặp và cách nhận biết

  • PDF.

Bệnh mề đay có nhiều loại khác nhau, mỗi dạng lại có các đặt điểm biểu hiện khác nhau. Những ai thường xuyên bị nổi mề đay mẩn ngứa thì nên biết cách phân loại các dạng của bệnh mề đay để quan sát điều trị bệnh mề đay đúng hướng, tích cực phòng bệnh tốt. 

 

Mề đay là một bệnh liên quan lớn tới cơ địa vậy nên bệnh thường xuất hiện mãn tính kéo dài. Chỉ khi tìm ra được nguyên nhân và hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng nổi mề đay thì bệnh hạn chế bùng phát. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh mề đay là nổi ban đỏ, ngứa ngoài da, nổi phù trên da khi gãi ngứa…. Tuy nhiên các bác sĩ còn dựa vào nhiều đặc điểm khác biệt khác để phân mề đay thành các dạng nhỏ, dễ dàng phân tích và điều trị bệnh hơn.

Cách phân loại các dạng của bệnh mề đay nên biết

Mặc dù bệnh nổi mề đay không phải là bệnh nguy hiểm nhưng không ít người tò mò tìm hiểu về căn bệnh này. Để biết mình đang bị bệnh mề đay dạng nào bạn có thể xem một số đặc điểm chi tiết của các dạng mề đay ngay sau đây.

* Dạng nổi mề đay dị ứng

Đây là dạng phổ biến nhất hay gặp. Một số tác nhân thường gây nổi mề đay dị ứng như: dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc, …. Tình trạng dị ứng với các dị nguyên gây bệnh làm người bệnh xuất hiện các biểu hiện sau vài giờ ngay sau đó

Cách phân loại các dạng của bệnh mề đay

 

Cụ thể như: toàn thân nóng bừng, ngứa nhiều vùng xuất hiện sau đó ngứa toàn thân chỉ cần gãi hoặc va chạm nhẹ là xuất hiện vết sưng phù rõ theo vùng cọ sát. Hồng ban nổi khắp người với đường kính không cố định vài mm đến vài cm. Ngứa râm ran rất khó chịu, nặng hơn có thể kèm theo một số biểu hiện như sốt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, khó thở,… thậm chí có trường hợp bị sốc phản vệ dẫn tới tử vong.

* Dạng phù mạch ( Quincke )

Đây là hiện tượng phát ban đột ngột gây giữ nước trong cơ thể làm phù da và niêm mạc gây sưng mặt, sưng mắt, mi mắt, các chi và bộ phận sinh dục. Đặc biệt niêm mạc họng có thể bị sưng phù gây khó thở. Một số biến chứng nguy hiểm như phù thanh quản, lưỡi gà nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân có thể tử vong.

Cách phân loại các dạng của bệnh mề đay

 

Dạng phù mạch dấu hiệu phù là chủ yếu, ngứa có xảy ra nhưng ít và da có cảm giác căng lan tỏa do phù nề sâu ở hạ bì, bì.

>>Đọc thêm: Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng và cách chữa

* Dạng vẽ nổi

Dạng này xuất hiện ở những người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm, thường bị ngứa toàn thân và dễ bị nổi khi dùng móng tay hoặc vật sắc nhọt vẽ trên da sẽ thấy nổi phù. Nhưng chỉ xuất hiện khoảng c 30 phút sau là mất. Dạng này ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống người bệnh và cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

Cách phân loại các dạng của bệnh mề đay

 

* Dạng mề đay do tiếp xúc

Tiếp xúc với các chất gây kích ứng ngứa nổi mề đay như: Mỹ phẩm, hóa chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp, nước bẩn, găng tay cao su, côn trùng cắn…. Với tác nhân gây bệnh là do tiếp xúc với các chất kích ứng gây ra thì triệu chứng thường xuất hiện nhanh tại vùng da tiếp xúc khoảng 15-2 giờ. Bắt đầu của bệnh là ngứa da, da đỏ ửng và kèm theo phát ban đỏ, xử lý không đúng cách có thể gây viêm da. Về cơ chế của dạng này có thể xảy ra dưới dạng phản ứng miễn dịch hoặc không miễn dịch, các phản ứng này thường nhẹ và không để lại nhiều di chứng nghiêm trọng.

 

Tìm hiểu thêm: Nổi mề đay không ngứa là bệnh gì?

* Dạng mề đay vật lý

Dạng mề đay vật lý được hiểu là dạng xảy ra đặc trưng là do cọ sát, tác nhân vật lý bên ngoài gây ra. Dạng này do rung động hoặc sức ép, nhiệt nóng gây bệnh mề đay. Dạng này thường gặp ở những người đi tập thể dục hoặc người thay đổi môi trường nóng lạnh đột ngột khiến da bị phản ứng tăng chất trung gian histamin gây ra phản xạ ngứa. Dạng này thường không nghiệm trọng chỉ xuất hiện khoảng vài giờ là khỏi nhưng cũng cần hạn chế gãi tránh gây hư tổn cho da.

Cách phân loại các dạng của bệnh mề đay

 

Đây là các dạng hay gặp của bệnh nổi mề đay thường gặp. Người bị bệnh tốt nhất cần quan sát kỹ các tổn thương, hình thái độ ngứa để áp dụng các biện pháp phù hợp trị khỏi bệnh mề đay an toàn nhanh nhất.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn [Những điều cần biết]

  • PDF.

Viêm da cơ địa là bệnh phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Riêng viêm da cơ địa ở người lớn là căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng thường kéo dài dai dẳng, khó chữa dứt điểm khiến cho cuộc sống của bệnh nhân gặp nhiều xáo trộn.

 

Khảo sát trên thế giới, tỉ lệ người trưởng thành mắc viêm da cơ địa chiếm từ 1 – 3% dân số. Hầu hết các trường hợp này đều đã có dấu hiệu bệnh từ tuổi ấu thơ nhưng kéo dài đến lúc trưởng thành. Một số ít bùng phát vào giai đoạn trưởng thành nhưng rất hiếm gặp. Việc hiểu về bệnh viêm da cơ địa

bệnh viêm da cơ địa ở người lớnTìm hiểu về bệnh viêm da cơ địa ở người lớn

1. Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn là gì?

Viêm da cơ địa ở người lớn thường tiến triển từ giai đoạn ấu thơ kéo dài đến giai đoạn trưởng thành. Đây là bệnh ngoài da dễ tiến triển sang mãn tính, có khả năng tái phát nhiều lần. So với viêm da cơ địa ở trẻ em, viêm da cơ địa ở người lớn thường là tổn thương mãn tính.

1. Nhận diện các dấu hiệu viêm da cơ địa ở người lớn

Viêm da cơ địa ở người lớn có một số dấu hiệu giống với nhiều bệnh ngoài da khác. Tuy nhiên, tình trạng bệnh cũng có những đặc điểm riêng biệt, không nhầm lẫn. Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn chủ yếu gây ra các dấu hiệu như:

  • Dày da, thâm da, dấu hiệu liken hoá do viêm da mãn tính.

  • Xuất hiện các đợt ngứa xuyên suốt và kéo dài trong thời gian bùng phát bệnh.

  • Bệnh nhân có thể có các mảng đỏ lan rộng trên da, đôi khi những mảng này không có ranh giới rõ ràng.

  • Đôi khi trên da của bệnh nhân có các đám ban đỏ hình tròn.

  • Da có thể bị khô và bong tróc.

  • Một số trường hợp còn có thể viêm, có mụn nước, chảy dịch.

Vị trí chủ yếu xuất hiện thương tổn thường khu trú ở những vùng da như khoeo chân, khuỷu tay, có thể xuất hiện đối xứng. Ngoài các dấu hiệu ngoài da, bệnh nhân thường kèm theo bị các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn.

dấu hiệu viêm da cơ địa ở người lớnDấu hiệu viêm da cơ địa ở người lớn

 

Đọc thêm: Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

2. Những nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở người lớn

Viêm da cơ địa ở người lớn có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, điển hình là một số yếu tố trong sinh hoạt, công việc và cuộc sống như:

  • Phản ứng của da với các loại mỹ phẩm, hóa chất, các sản phẩm hóa học dùng trong sinh hoạt, công nghiệp,…

  • Da bị kích ứng bởi các loại thực phẩm sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là những loại thực phẩm mà trước đây cơ địa bệnh nhân đã từng bị kích ứng.

  • Các yếu tố có liên quan đến khí hậu, thời tiết,… làm ảnh hưởng đến da, đặc biệt là yếu tố độ ẩm, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

  • Ảnh hưởng của các loại vi khuẩn, bụi bẩn trong môi trường có tác động lên da. Sự xâm nhập của các loại vi khuẩn này có thể gây ra tình tình trạng nhiễm khuẩn.

II. Chẩn đoán và điều trị viêm da cơ địa

1. Chẩn đoán viêm da cơ địa

Chẩn đoán xác định

Đối với bệnh viêm da cơ địa ở người lớn, việc chẩn đoán xác định có thể dựa vào các triệu chứng xuất hiện ở từng giai đoạn của bệnh. Việc chẩn đoán xác định viêm da cơ địa có thể dựa vào các yếu tố như:

  • Giai đoạn mới phát bệnh có các biểu hiện ngoài da là các đám da đỏ kèm theo ngứa da bứt dứt, vùng đỏ ranh giới không rõ ràng.

  • Giai đoạn viêm da cơ địa phát triển thường đặc trưng với các sẩn đỏ dần hình thành mụn nước tiết dịch. Dấu hiệu ngoài da của bệnh nhân có các dấu hiệu phù nề chảy dịch kèm theo đóng vảy và khô lại. Bệnh cũng có thể xuất hiện lan rộng và chuyển thành bội nhiễm.

  • Giai đoạn viêm da cơ địa mãn tính thường biểu hiện với dấu hiệu sẫm và dày da. Các dấu hiệu viêm da cơ địa mãn tính thường có ranh giới rõ ràng với vùng da khác. Trong giai đoạn mãn tính, bệnh cũng có thể gây nứt gây đau rát, phù và tiết dịch liên tục.

thăm khám viêm da cơ địaThăm khám sớm viêm da cơ địa

Chẩn đoán phân biệt

Do viêm da cơ địa là bệnh ngoài da có các biểu hiện khá giống với nhiều chứng bệnh ngoài da khác như bệnh ghẻ, hắc lào và bệnh tổ đỉa. Do đó để xác định chính xác bệnh viêm da cơ địa, bác sĩ cũng có thể thực hiện chẩn đoán phân biết để tránh nhầm lẫn. Bệnh viêm da cơ địa sẽ không có những đặc điểm như có luống ghẻ khều được cái ghẻ (bệnh ghẻ), không có mụn nước dày đặc tập trung vùng rìa ngón tay, ngón chân (bệnh tổ đỉa), không có các thương tổn hình bầu dục, đồng tiền (bệnh hắc lào).

2. Điều trị viêm da cơ địa ở người lớn

Trong điều trị viêm da cơ địa ở người lớn, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định những biện pháp riêng biệt để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thông thường, trong điều trị viêm da cơ địa ở người lớn điều trị bằng một số phương pháp như:

  • Các loại thuốc mỡ, thuốc kem có tác dụng dưỡng ẩm, giúp hạn chế tình trạng khô da, giảm khô ngứa và bong tróc. tuy các loại thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm không phải là thuốc điều trị chính nhưng rất cần thiết cho bệnh nhân viêm da cơ địa và một số bệnh ngoài da khác.

  • Điều trị bằng các loại thuốc bôi chứa corticosteroid, fluticasone, betamethasone, clobetasone. Nhóm thuốc này có tác dụng kháng viêm giảm ngứa với tác dụng mạnh. Mặc dù là nhóm thuốc điều trị chính tuy nhiên nếu dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ như teo da, gây viêm nhiễm nặng, gây lão hóa da, nổi mụn…

  •  Với những trường hợp viêm da cơ địa chuyển sang nhiễm trùng có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm tụ cầu dùng với dạng bôi hoặc dạng  uống tùy theo chỉ định của bác sĩ.

  • Ngoài một số nhóm thuốc trên, các loại thuốc kháng histamine cũng thường được sử dụng để giúp giảm ngứa do viêm da cơ địa gây ra. Từ đó giúp cho bệnh nhân giảm bớt được cảm giác khó chịu.

điều trị viêm da cơ địa ở người lớn Điều trị viêm da cơ địa ở người lớn

 3. Lưu ý khi bị viêm da cơ địa

Bên cạnh việc điều trị viêm da cơ địa, bệnh nhân cần lưu ý một số lưu ý để tránh tình trạng viêm da cơ địa tiến triển nặng hơn cũng như giảm nguy cơ tái phát bệnh. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần biết:

  • Thường xuyên vệ sinh da với nước ấm để làm giảm tình trạng khó chịu, loại bỏ các chất bẩn, vi khuẩn trên da.

  • Luôn vệ sinh quần áo, các dụng cụ sinh hoạt sạch sẽ, đặc biệt là các dụng cụ tiếp xúc với da.

  • Chọn lựa các loại trang phục phù hợp với làn da, đặc biệt là trang phục mềm mại, dịu nhẹ. Nên tránh các trang phục cứng, thấm hút kém, dễ gây ngứa.

  • Chăm sóc da với các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp, tránh để da khô, ngứa ngáy, khó chịu.

Viêm da cơ địa ở người lớn không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy không nguy hiểm nhưng bệnh lại dễ tái đi tái lại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hi vọng với một số thông tin trên, bạn có thể sớm cải thiện tình trạng bệnh của mình một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn sớm cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.

Nguồn: https://www.thuocdantoc.org/benh-viem-da-co-dia-o-nguoi-lon.html

 

Những yếu tố khiến bệnh tổ đỉa nặng thêm khó chữa khỏi

  • PDF.

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa rất lo lắng và khó chịu bởi đã điều trị trong thời gian dài nhưng không thuyên giảm bệnh. Tuy nhiên, có một số những yếu tố trong sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân ảnh hưởng đến bệnh tổ đĩa và khiến cho bệnh tiến triển dai dẳng, khó chữa dứt cũng như khiến cho bệnh tổ đỉa trở nên nặng hơn. Dưới đây là một số yếu tố mà bạn cần biết.

 

Những yếu tố khiến bệnh tổ đỉa nặng thêm-1

Bệnh tổ đỉa

6 yếu tố làm bệnh tổ đỉa nặng hơn

Trong sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày, có một số yếu tố góp phần khiến cho tình trạng bệnh tổ đỉa trở nên nghiêm trọng hơn. Trong điều trị bệnh tổ đỉa, bạn cần chú ý 10 yếu tố sau đây:

 

>> Đọc thêm: Nổi mụn nước ở tay gây ngứa là bệnh gì?

 

1.Các yếu tố tiếp xúc với da

Những yếu tố tiếp xúc với da của bạn xung quanh môi trường sống có thể khiến cho tình trạng bệnh tổ đỉa có thể trở nặng hơn. Đặc biệt là một số yếu tố liên quan đến vệ sinh như:

  • Không khí nhiều khói bụi, các loại khí thải.

  • Nguồn nước bẩn.

  • Tiếp xúc với các loại đất cát.

  • Lông động vật.

Các yếu tố tiếp xúc này có thể khiến da bị kích ứng cũng như có khả năng gây nhiễm khuẩn ngoài da rất khó chịu. Người bị bệnh tổ đỉa nên chú ý tránh xa các yếu tố này để tránh không để cho bệnh tiến triển nặng hơn.

Những yếu tố khiến bệnh tổ đỉa nặng thêm-2

Nước bẩn có thể làm nặng thêm bệnh tổ đỉa

 

2.Thời tiết, nhiệt độ

Thời tiết và nhiệt độ là yếu tố có tác động trực tiếp lên độ ẩm của da. Đặc biệt, vào giai đoạn chuyển mùa, không khí sẽ có sự thay đổi lớn về độ ẩm, khiến da dễ bị nứt nẻ, thô ráp, khó chịu và khiến cho các triệu chứng bệnh tổ đĩa trở nên trầm trọng hơn. Bảo vệ da với mũ, nón, các loại trang phục phù hợp khi đi ra ngoài là giải pháp hiệu quả nhất để giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe cho làn da.

Những yếu tố khiến bệnh tổ đỉa nặng thêm-3

Không khí hanh khô dễ làm da mất độ ẩm

 

3.Yếu tố dinh dưỡng

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa thường không chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những yếu tố tác động đến tình trạng tổ đỉa ngoài da mà bạn không nên xem thường. Khi bị tổ đỉa, bạn nên tránh:

  • Các thực phẩm mà cơ thể có tiền sử dị ứng trước đó.

  • Hạn chế các loại thực phẩm tính nhiệt.

  • Hạn chế thực phẩm tanh.

  • Kiêng các loại gia vị tính cay nóng, các chất kích thích.

  • Hạn chế các món ăn nhiều đường, các loại nước có gas,…

Những yếu tố khiến bệnh tổ đỉa nặng thêm-4

Các thực phẩm tanh dễ gây ngứa

 

4.Các chất tẩy rửa

Nhiều chất tẩy rửa thường dùng trong sinh hoạt hằng ngày như nước rửa chén, xà phòng, nước giặt, nước xả, nước lau nhà,… đều có những ảnh hưởng nhất định đến da. Bệnh nhân mắc tổ đỉa ngoài da cũng không nên xem thường vấn đề này, nên có kế hoạch bảo vệ làn da của bạn trước các yếu tố này. Tốt nhất là nên dùng găng tay khi sử dụng.

Những yếu tố khiến bệnh tổ đỉa nặng thêm-5

Khi dùng chất tẩy rửa nên bảo vệ da với găng tay

 

5.Các loại hóa mỹ phẩm

Những loại hóa mỹ phẩm chứa nhiều thành phần hóa học. Trong số đó có không ít thành phần gây ra những tác động không mong muốn cho làn da của bạn. Tốt nhất trong thời gian đang điều trị bệnh tổ đỉa, bạn nên hạn chế sử dụng các loại hóa mỹ phẩm, kể cả nước hoa.

 

6.Chú ý đến các chất liệu quần áo

Nhiều chất liệu quần áo không thoải mái có thể ảnh hưởng đến làn da của người bị tổ đỉa. Khi đang điều trị bệnh tổ đỉa, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng các loại quần áo bó sát, các chất liệu vải thô ráp.

 

Bên cạnh việc điều trị bệnh tổ đỉa, bạn cũng đừng quên chú ý đến các yếu tố có thể góp phần làm bệnh tổ đỉa tiến triển nặng hơn. Áp dụng các biện pháp kiêng cử phù hợp có thể giúp cho quá trình điều trị bệnh tổ đỉa được thuận lợi hơn, bệnh tiến triển tích cực. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

You are here Tin tức Thông tin y học