• Phone: 02353.815.000
  • Hotline:02353.815.000
  • Giám đốc:

Thông tin y học

Có nên đi bộ khi bị thoái hóa khớp gối?

  • PDF.

Các chuyên gia Xương khớp khuyến cáo để có quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối tốt, người bệnh cần kết hợp điều trị y tế, ăn uống khoa học và vận động hợp lý. Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ thể dục không là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là bộ môn vận động nhẹ mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

 

bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộLiệu việc đi bộ thể dục có tốt cho người bệnh thoái hóa khớp gối hay không?

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ thể dục không?

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp phổ biến đặc trưng bởi những thương tổn kích hoạt trước hết lên trên bề mặt sụn khớp ở vị trí đầu gối. Theo thời gian, sụn khớp sẽ bị bào mòn, trở nên mỏng, xù xì và mất tính đàn hồi, không còn khả năng bảo vệ được đầu xương, cuối cùng dẫn đến sự lắng đọng canxi hay những biến đổi trên bề mặt có thể làm khớp gối bị biến dạng, hư hỏng.

Bệnh lý này thường đi kèm với tình trạng đau đầu gối âm ỉ, cường độ có thể tăng dần lên, nhất là khi người bệnh di chuyển. Chính điều này khiến nhiều người lo sợ rằng việc đi bộ thể dục cũng sẽ làm cho diễn tiến của bệnh nặng nề thêm.

Liệu người bị bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ thể dục hay không? Những lợi ích mà việc đi bộ thể dục mang lại cho quá trình điều trị thoái hóa khớp gối được đề cập dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời:

Đi bộ giúp xây dựng lại khớp xương

Khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối thì phần mô sụn tại vị trí này sẽ bị bào mòn và hư hỏng. Từ đó gây ra tình trạng co cứng và đau nhức khi mô sụn bị suy yếu chức năng giảm sốc. Từ đó khiến cho khả năng di chuyển của đôi chân trở nên kém linh hoạt.

Nếu vận động với một mức độ phù hợp thì sẽ kích thích được quá trình hấp thu dưỡng chất của sụn khớp. Đi bộ đúng cách là giải pháp không chỉ hỗ trợ xây dựng lại sụn khớp mà còn cải thiện chức năng vận động của khớp gối.

Không những thế, việc đi bộ còn tác động tích cực đến các đốt sống ở vùng cột sống lưng. Nhờ đó mà còn hữu ích với quá trình điều trị các bệnh như thoát vị đĩa đệm hay đau dây thần kinh tọa

Đôi chân được củng cố nhờ đi bộ thể dục

Việc đi bộ không chỉ giúp xây dựng lại hệ thống khớp xương, đặc biệt mà khớp gối mà còn tác động tích cực tới bộ phận cơ bắp xung quanh khớp. Cơ bắp được khỏe mạnh sẽ giúp gánh vác một phần áp lực của khớp gối. Nhờ đó mà giúp đôi chân trở nên khỏe mạnh, vững chắc hơn khi di chuyển hay phải làm việc.

Đi bộ giúp người bệnh duy trì cân nặng

Việc sống chung với một cơ thể quá khổ, dư thừa cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối. Để có quá trình điều trị bệnh hiệu quả, các chuyên gia xương khớp thường khuyên người bệnh giảm cân và duy trì cân nặng ở mức phù hợp.

Đi bộ thể dục đúng cách, kết hợp với ăn uống lành mạnh, khoa học chính là liệu pháp giảm cân an toàn nhất. Duy trì cân nặng phù hợp sẽ hạn chế tối đa áp lực đè nén lên khớp gối cũng như cột sống, từ đó giúp quá trình hàn gắn tổn thương ở khớp diễn ra nhanh chóng hơn.

Như vậy, có thể thấy rằng, người bị thoái hóa khớp gối hoàn toàn có thể đi bộ thể dục để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, cần chú ý đi bộ đúng cách để nhận được hiệu quả tốt và tránh những vấn đề rủi ro phát sinh.

 

Tìm hiểu thêm: Thoái hóa khớp gối nên ăn gì kiêng gì?

Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người thoái hóa khớp gối

Đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe và đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Nhưng người bệnh cần đi bộ đúng cách để tối ưu hóa công dụng và tránh những vấn đề rủi ro phát sinh.

Dưới đây là hướng dẫn cách đi bộ đúng đắn, an toàn cho người bệnh thoái hóa khớp gối:

1. Các bước chuẩn bị

Nhiều người cho rằng, việc đi bộ là quá đơn giản và không cần thiết phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên, với những người đang bị thoái hóa khớp gối thì lại khác, cần chú ý đến việc chuẩn bị để có được bài tập đi bộ tốt nhất. Chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn cải thiện dần được thời gian cũng như cường độ đi bộ.

Lưu ý đến một số vấn đề như:

  • Cần lựa chọn 1 đôi giày thể thao vừa chân, chuyên dụng với mục đích đi bộ

  • Khi đi bộ cần mặc quần áo thể dục có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để giúp cơ thể được thoải mái

  • Chọn địa điểm thoáng mát, bằng phẳng để thực hành bài tập đi bộ

  • Chuẩn bị năng lượng bằng cách ăn nhẹ trước đó ít nhất 45 phút, đồng thời mang theo nước để uống khi cơ thể có dấu hiệu khát

2. Khởi động trước khi đi bộ

Khi bắt đầu bất cứ một bài tập thể dục thể thao nào thì bước khởi động được cho là quan trọng bậc nhất và tuyệt đối không được bỏ qua. Đặc biệt, vấn đề này cần được chú ý nhiều hơn khi bạn đang sống chung với các vấn đề xương khớp, nhất là bệnh thoái hóa khớp.

Trước khi bước vào bài tập đi bộ, người bệnh cần chú ý dành ít nhất 10 phút đầu tiên cho việc khởi động. Xoay đầu gối và cổ chân là 2 động tác cần phải được khởi động kỹ càng. Việc khởi động sẽ giúp làm nóng cơ thể đồng thời giúp khớp gối được giãn ra. Điều này sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ gặp phải chấn thương trong quá trình đi bộ.

3. Cường độ và kỹ thuật đi bộ

Đây cũng là vấn đề mà bạn nên dành nhiều sự quan tâm khi đang sống chung với bệnh thoái hóa khớp gối. Đi bộ đúng cường độ và kỹ thuật sẽ mang đến hiệu quả tốt và tránh được những vấn đề không mong muốn phát sinh.

Cần chú ý đến các yếu tố sau đây:

  • Về tư thế: Luôn luôn giữ cho phần cột sống được thẳng, đồng thời hướng đầu về phía trước và 2 tay đánh nhịp nhàng ở 2 bên hông.

  • Kỹ thuật đi bộ: Chú ý đảm bảo khoảng cách giữa các bước đi, nên giới hạn chỉ trong khoảng 2 bàn chân. Tuyệt đối không sải bước quá dài hay di chuyển quá nhanh mà nên chú ý bước thật đều chân trong suốt chặng đường đi bộ.

  • Cường độ đi bộ: Mức được khuyến cáo phù hợp với người bị thoái hóa khớp gối là duy trì 50 – 60 bước chân/phút. Có thể từ từ tăng cường độ này lên để đáp ứng với mức chịu đựng của cơ thể nói chung và khớp gối nói riêng.

 

Tìm hiểu thêm: Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y

4. Thời gian đi bộ

Đối với những người bình thường thì bài tập đi bộ có thể kéo dài cả 2 tiếng đồng hồ hoặc hơn tùy vào thể trạng sức khỏe. Mặc dù đi bộ được đánh giá là bài tập tốt cho người bị thoái hóa khớp gối nhưng hãy từ bỏ ngay suy nghĩ đi càng nhiều càng tốt.

Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh cần chú ý tuân thủ vấn đề thời gian để có thể nhận được kết quả tốt nhất:

  • Mỗi bài tập đi bộ chỉ nên kéo dài trong khoảng 20 – 30 phút tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của khớp gối cũng như cơ thể.

  • Chỉ nên tập khoảng từ 4 – 5 buổi mỗi tuần.\

  • Buổi sáng được cho là thời điểm vàng, rất hữu ích để người bệnh thực hiện bài tập đi bộ.

  • Trường hợp cảm thấy mệt thì có thể dành chút thời gian nghỉ giữa quãng sau đó tiếp tục trở lại.

Nếu tình trạng đau khớp gối kích hoạt ở mức độ nặng trong quá trình tập luyện hay ngay cả khi vừa mới bắt đầu thì bạn cũng nên dừng lại ngay. Có thể lựa chọn thời điểm khác trong ngày để thử bắt đầu lại.

Nói tóm lại, người bị thoái hóa khớp gối hoàn toàn có thể đi bộ để cải thiện khả năng vận động của khớp và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên cần tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết hơn về cách đi bộ phù hợp với hiện trạng bệnh cũng như thể trạng sức khỏe. Tuyệt đối không đi bộ nhiều khi bệnh kích hoạt ở mức độ nặng, thay vào đó nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi để ổn định khớp.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:22

8 Cây thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối thông dụng

  • PDF.

Áp dụng chữa thoái hóa khớp gối bằng các cây thuốc Nam là cách được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Nhiều người cho rằng, dùng thuốc Nam sẽ mang lại tác dụng sâu và hiệu quả lâu hơn so với điều trị bằng thuốc Tây. Liệu thực hư như thế nào? Thông tin từ bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Có nên chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam không

Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp rất phổ biến khiến cho khớp gối bị đau nhức, sưng đỏ và hạn chế vận động chi dưới. Bệnh có thể phát sinh do vấn đề tuổi tác, thay đổi nội tiết, chấn thương, thiếu hụt dinh dưỡng…

Thuốc Nam có hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp gối

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y thì không ít người bệnh đã tìm đến các bài thuốc Nam để điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Thuốc Nam xuất phát từ những loại thảo dược xung quanh con người, được nhiều thế hệ lương y tìm hiểu và ứng dụng trong điều trị bệnh.

Việc dùng thuốc Nam có thể làm giảm nguy cơ lạm dụng thuốc Tây, bởi thuốc Tây thường dễ phát sinh các tác dụng ngoại ý ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cần tìm hiểu những ưu và nhược điểm của cách chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam để đưa ra nhận định có nên áp dụng cách chữa bệnh này hay không.

Về mặt ưu điểm:

  • Các bài thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối đa phần phù hợp với cơ địa người Việt, ít phát sinh tác dụng phụ.

  • Nguyên liệu lành tính, quen thuộc và rất dễ tìm kiếm

  • Chi phí điều trị thấp hơn nhiều so với các phương pháp khác nên dễ dàng phù hợp với nhiều đối tượng

  • Khắc phục tốt triệu chứng của bệnh, đồng thời ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tái phát

  • Có thể dễ dàng kết hợp chung với các liệu pháp điều trị khác

Về mặt hạn chế:

  • Tác dụng của các bài thuốc Nam thường chậm nên cần duy trì trong thời gian dài, dễ khiến người bệnh chán nản

  • Hiệu quả điều trị còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa mỗi người, có một số ít người dùng lâu nhưng vẫn không nhận được kết quả tốt

  • Nhiều bài thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối đến nay vẫn chưa được chứng thực về tính hiệu quả

Tổng hợp 8 cây thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối đến nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là thông tin về 8 bài thuốc được ứng dụng phổ biến nhất:

1. Bài thuốc Nam từ lá lốt chữa thoái hóa khớp gối

Các tài liệu Đông y ghi nhận, lá lốt là dược liệu có vị cay nồng, tính ấm và không độc với tác dụng hạ khí, kháng viêm và chống khuẩn rất tốt. Chính vì thế mà được dùng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp gối, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy…

Cây lá lốt

Tinh dầu lá lốt có chứa nhiều thành phần hoạt chất với dược tính cao đã được y học hiện đại công nhận. Điển hình nhất là ancaloit, beta – caryophylen và benzylaxetat. Chúng được cho là thành phần có ích trong việc khắc phục các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối. Đặc biệt là giúp xoa dịu cơn đau đồng thời ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn gây hại tới chức năng của khớp.

Các cách sử dụng lá lốt chữa thoái hóa khớp gối như sau:

  • Cách 1 (dùng độc vị): Cần 20g lá lốt tươi đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 500ml nước đến khi còn 100ml. Loại bỏ bã và chia đều thành 2 lần uống trong ngày.

  • Cách 2 (dùng kết hợp): Chuẩn bị lá lốt, cây cỏ xước, rễ bưởi bung và rễ cây vòi voi mỗi vị 20g. Rửa sạch các vị thuốc cho vào ấm sắc cùng 1 thăng nước lấy 300ml. Chắt nước bỏ bã và chia làm 3 lần uống mỗi ngày.

2. Dùng ngải cứu chữa thoái hóa khớp gối

Ngải cứu là vị thuốc Nam quen thuộc có vị cay, tính ấm mang đến tác dụng giảm đau và điều hòa khí huyết rất tốt. Nhờ đó mà nó được dùng phổ biến trong khắc phục các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối cũng như các triệu chứng đau nhức xương khớp khác.

thuốc dân gian trị thoái hóa khớp gốiCây Ngải cứu

Các hoạt chất acid amin, cholin, flavonoid, adenin… có trong ngải cứu không chỉ hỗ trợ chống lại quá trình oxy hóa mà còn giúp giảm đau. Từ đó giúp hệ thống xương khớp nói chung và khớp gối nói riêng được khỏe mạnh hơn. Đồng thời đẩy lùi quá trình lão hóa khớp gối.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Cần chuẩn bị khoảng 300g ngải cứu tươi cùng với 2 muỗng mật ong nguyên chất

  • Ngải cứu đem rửa sạch với nước muối loãng sau đó cho vào cối giã nát để vắt lấy nước cốt

  • Trộn đều nước cốt ngải cứu với mật ong và uống trực tiếp

  • Nên uống đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối sau khi ăn

3. Chữa thoái hóa khớp gối bằng cây đinh lăng

Trong các loại thảo dược tự nhiên chữa thoái hóa khớp gối thì cây đinh lăng được sử dụng khá rộng rãi. Phần rễ của loại cây này được phân tích là có chứa nhiều thành phần có khả năng tác động trực tiếp đến sức khỏe xương khớp.

Cây Đinh lăng

Rễ đinh lăng có chứa hơn 20 loại acid amin, 8 loại saponin cùng hàng loạt các vitamin cũng như khoáng chất thiết yếu. Chúng có tác dụng làm giảm đau, bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó có thể phục hồi chức năng và hỗ trợ chữa lành khớp gối đang bị thoái hóa.

Có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Cần chuẩn bị khoảng 20g rễ cây đinh lăng

  • Đem rửa sạch nguyên liệu rồi phơi khô và sao vàng trước khi sắc nước

  • Cho vào nồi đun sôi cùng 1 thăng nước trong khoảng 20 phút

  • Lọc bỏ phần bã rồi chia lượng thuốc thu được thành nhiều lần uống trong ngày

4. Gừng chữa thoái hóa khớp gối

Gừng cũng là một loại thuốc Nam được sử dụng phổ biến trong khắc phục triệu chứng và cải thiện chức năng khi khớp gối bị thoái hóa. Gừng có vị cay, tính ấm có thể giúp hạn chế tình trạng tắc nghẽn mạch máu tại vùng thoái hóa.

Dùng gừng sẽ giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn và làm giảm các cơn đau nhức do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra. Các chuyên gia cho biết, nếu người bệnh bị mẫn cảm với thuốc Tây thì gừng có thể là liệu pháp thay thế cho một số thuốc giảm đau như paracetamol hay aspirin.

Gừng

Có thể tham khảo cách dùng gừng chữa thoái hóa khớp gối dưới đây:

  • Cần chuẩn bị khoảng 100g gừng tươi cùng với 1 ít rượu trắng

  • Rửa sạch gừng cạo lấy phần vỏ rồi sấy khô

  • Bỏ vỏ gừng vào trong rượu trắng rồi khuấy cho đều và uống trực tiếp

  • Cần duy trì dài ngày để có thể cảm nhận rõ hiệu quả của bài thuốc

5. Bài thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối từ cây thiên niên kiện

Thiên niên kiện là một thảo dược quý có vị đắng cay, tính ấm và mùi thơm với tác dụng bổ gân cốt, trừ phong thấp. Nhờ đó mà được tận dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh như thoái hóa khớp gối, đau lưng, thoái hóa cột sống

Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã ghi nhận trong cây thiên niên kiện có nhiều thành phần tốt cho xương khớp nói riêng và sức khỏe nói chung. Phải kể đến như l-linalol, terpineol, a-terpinen, sabinen, limonen, a-terpinen, aldehyd propionic…

Cây thiên niên kiện

Cách dùng thiên niên kiện chữa thoái hóa khớp gối như sau:

  • Cần chuẩn bị các vị thuốc thiên niên kiện, cỏ xước, độc lực và thổ phục linh với liều lượng bằng nhau

  • Các nguyên liệu trên đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 1 thăng nước trên lửa nhỏ

  • Đun đến khi lượng nước trong ấm còn khoảng 300ml thì ngưng

  • Bỏ bã và chia đều nước thuốc thành 3 lần uống vào sau các bữa ăn chính trong ngày

6. Dây đau xương chữa thoái hóa khớp gối

Dây đau xương cũng là vị thuốc Nam được các tài liệu cổ ghi nhận là có công dụng khu phong, trừ thấp và làm mạnh gân cốt. Nhờ đó mà được ứng dụng trong chữa tê bì chân tay, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp gối, đau lưng, đau vai gáy

Cây đau xương

Các nghiên cứu dược lý hiện đại cũng tìm thấy một lượng lớn chất alkaloid có trong dây đau xương. Hoạt chất này có khả năng kháng viêm và giảm đau mạnh mẽ. Ngoài ra, thành phần Dinorditerpen Glucosid tồn tại trong thảo dược này còn có khả năng ức chế hoạt động của hệ thần kinh, mang đến tác dụng giảm đau nhanh chóng.

Dưới đây là các bước thực hiện:

  •  Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá dây đau xương cùng 1 ít rượu trắng

  • Lá dây đau xương đem rửa sạch với nước muối loãng rồi cho vào cối giã nát

  • Cho rượu vào trộn đều và chắt lấy phần nước để uống trực tiếp

  • Tận dụng phần bã thuốc đắp lên khớp gối để nâng cao hiệu quả chữa trị

7. Chữa thoái hóa khớp gối bằng cây trinh nữ

Cây trinh nữ còn được biết đến với tên gọi quen thuộc khác là cây xấu hổ, mặc dù mọc hoang dại nhưng lại được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý. Trong đó có các bệnh về cơ xương khớp mà điển hình là bệnh thoái hóa khớp gối, đau vai gáy, thoái hóa cột sống thắt lưng…

Theo y học cổ truyền, cây trinh nữ có vị ngọt, hơi se và tính hàn với tác dụng làm dịu các cơn đau một cách hiệu quả. Ngoài ra, các thành phần hoạt chất có trong cây trinh nữ còn có tác dụng chống viêm nên rất thích hợp để điều trị bệnh thoái hóa khớp gối.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Cần chuẩn bị rễ cây xấu hổ, thân cây ớt lá to, thân cây bọt ếch và rễ khúc mắc mỗi vị 10g, quả tơ hồng vàng và rễ bạch đồng nữ mỗi vị 8g

  • Rửa sạch rồi cho vào ấm sắc với nước 2 lần rồi bỏ bã

  • Sau đó đun trên lửa nhỏ cho tới khi nước thuốc cô lại thành cao

  • Chia đều làm 2 lần uống, tần suất 1 thang/ngày

chữa thoái hóa khớp gối bằng các bài thuốc NamCây xấu hổ

8. Cây gối hạc chữa thoái hóa khớp gối

Gối hạc là vị thuốc có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và cải thiện tình trạng sưng tấy rất tốt. Nhờ đó mà được dùng phổ biến trong khắc phục bệnh thoái hóa khớp gối cùng các vấn đề xương khớp khác.

Những thành phần có trong cây gối hạc còn giúp kích thích thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các khớp xương đang bị thoái hóa. Từ đó cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng để ức chế quá trình oxy hóa và thúc đẩy chữa lành tổn thương cũng như phục hồi chức năng.

Sau đây là cách thực hiện:

  • Chuẩn bị rễ cây gối hạc, ké đầu ngựa mỗi vị 16g, dây kim ngân 10g, cây đơn đỏ 12g cùng 8g lá thông.

  • Các vị thuốc đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 600ml nước lọc

  • Đun trên lửa nhỏ đến khi còn 200ml nước thì tắt bếp

  • Loại bỏ bã, chia lượng thuốc thu được thành 2 lần uống trong ngày

Cần chú ý rằng, bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối từ cây gối hạc không được dùng cho những người cao tuổi bị thận yếu, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú. Dùng bài thuốc ở những đối tượng này sẽ tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề rủi ro ngoại ý.

Trên đây là tổng hợp 8 cách chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam lành tính đến nay vẫn còn được ứng dụng rộng rãi. Để kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh, bạn không nên quá lạm dụng mà cần thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị. Bên cạnh đó, cần kết hợp với việc thiết lập chế độ chăm sóc tốt tại nhà để quá trình điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ hơn.

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 13 Tháng 4 2020 16:22

85% dân số tỉnh có bảo hiểm y tế vào năm 2015

  • PDF.

(QNO) - Sáng nay, 18.2, UBND tỉnh đã họp bàn kế hoạch thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Khánh Toàn chủ trì.

BHYT_ANH_1

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Khánh Toàn chủ trì buổi làm việc.

Đọc thêm...

Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế

  • PDF.

UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải y tế và giao Sở Y tế làm chủ đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng hạng mục trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, triển khai thực hiện theo quy định.

Đọc thêm...

Sau tết, trẻ em nhập viện tăng cao

  • PDF.
Sau Tết Nguyên đán, tại nhiều bệnh viện số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị nội trú tăng mạnh. Nguyên nhân chính được xác định là do thời tiết thay đổi và chế độ ăn uống trong những ngày tết không đảm bảo.

images929035_TRE_EM_NHAP_VIEN_12 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 18 Tháng 2 2014 09:30

You are here Tin tức Thông tin y học